Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ ba, 28/01/2025 | 11:46

Tin TLĐ

Thủ tướng Chính phủ làm việc với Tổng LĐLĐVN: Bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của CNLĐ

24/12/2020

Ngày 24/12/2020, theo chương trình thường niên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về kết quả phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tổng LĐLĐVN năm 2020 và giai đoạn 2016-2020.

Ngày 24/12/2020, theo chương trình thường niên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về kết quả phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tổng LĐLĐVN năm 2020 và giai đoạn 2016-2020.
Hội nghị được tổ chức trực tuyến với 27 điểm cầu trên toàn quốc với chủ đề “Bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động”.
Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Mai Tiến Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Triệu Tài Vinh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành uỷ, UBND các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành trung ương… Về phía lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có đồng chí Nguyễn Đình Khang- Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; các đồng chí Phó Chủ tịch và Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang
Đội ngũ công nhân lao động đang ngày đêm miệt mài lao động, sản xuất góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đây là lần thứ năm trong nhiệm kỳ, Thủ tướng Chính phủ làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Gửi lời thăm hỏi thân thiết, lời chào nồng nhiệt đến người lao động, Thủ tướng nhấn mạnh: Chúng ta thực sự biết ơn đội ngũ công nhân lao động đang ngày đêm miệt mài lao động, sản xuất góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Khẳng định vấn đề việc làm, đời sống, thu nhập của người lao động là vấn đề quan trọng, Thủ tướng cho biết, Hội nghị hôm nay không chỉ đánh giá, tổng kết những kết quả đạt được, mà còn tập trung thảo luận, rút ra những bài học, nhận diện những khó khăn, thách thức, thảo luận và đưa ra giải pháp cụ thể để giải quyết việc làm bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đặc biệt là cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phát triển kinh tế vừa phòng chống dịch bệnh.
Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế phối hợp giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn giai đoạn 2016 – 2020 đồng chí Nguyễn Đình Khang, uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho biết:5 năm qua, nhiều vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động và hoạt động công đoàn được Chính phủ quan tâm giải quyết kịp thời.Thủ tướng Chính phủ đãnhiều lần gặp gỡ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Nhiều đề xuất của Công đoàn và công nhân lao động liên quan được Thủ tướng Chính phủ quan tâm, ghi nhận, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng vào cuộc, phối hợp với Công đoàn và người sử dụng lao động giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Chủ tịch TLĐ Nguyễn Đình Khang báo cáo tại buổi làm việc
Năm 2020, Công đoàn đã đồng hành cùng Chính phủ trong vận động công nhân, viên chức, lao động, nhất là công nhân trong việcphòng, chống dịch bệnh Covid -19, góp phần vào những kết quả quan trọng trong việc thực hiện “Mục tiêu kép” của Chính phủ.Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đã sớm quyết định cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn; có văn bản về miễn đóng đoàn phí đối với đoàn viên công đoàn có mức lương thấp hơn mức lương cơ sở; hỗ trợ người lao động từ nguồn tài chính công đoàn cơ sở và ủng hộ của người sử dụng lao động với tổng số tiền hơn 416 tỷ đồng, chiếm 63,39% tổng số chi của cả hệ thống tổ chức Công đoàn.
Cùng với đó, Chính phủ và tổ chức Công đoàn đã có nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền, vận động người lao động chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật, học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, thi đua lao động sản xuất góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Cùng với đó, tích cực tham gia xây dựng phương án tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc làm và chính sách đối với người lao động khi thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Nhiều nơi đã làm tốt công tác giới thiệu việc làm, phối hợp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động phù hợp với phương án sắp xếp sử dụng lao động của doanh nghiệp
Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần của người lao động bằng nhiều chính sách và giải pháp cụ thể. Hội đồng tiền lương quốc gia hoạt động ngày càng nền nếp, tiền lương tối thiểu vùng năm sau cao hơn năm trước, trong đó tiền lương tối thiểu vùng năm 2020 đã tăng 1,3 lần so với năm 2016, thu nhập bình quân tăng 35% góp phần cải thiện đời sống cho người lao động. Các Nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương, cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội, giúp người lao động được hưởng xứng đáng với đóng góp, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
Việc chăm lo nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội nói chung, trong đó có nhà ở cho công nhân lao động luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Theo đề xuất của Tổng Liên đoàn, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công nhân tại các Khu công nghiệp, khu chế xuất”; ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg về các giải pháp đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở cho công nhân khu công nghiệp; ban hành các chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân lao động; tập trung triển khai đề án nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động tại các khu công nghiệp. Đặc biệt, việcChính phủ ban hành Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 01/11/2020, quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non, mang lại nhiều quyền lợi cho con công nhân lao động đã được công nhân lao động hồ hởi đón nhận, là chính sách nhân văn, thể hiện sự quan tâm, sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công nhân lao động và con cái họ…
Thống nhất với báo cáo của đồng chí Chủ tịch Tổng LĐLĐVN được trình bày tại Hội nghị, đồng chí Mai Tiến Dũng,Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết: Tổng Liên đoàn đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, đặc biệt là các chính sách liên quan đến người lao động; cải thiện điều kiện làm việc và phòng ngừa TNLĐ; chủ động đề ra các giải pháp phòng ngừa tranh chấp lao động tập thể, đình công; kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người lao động, kiến nghị kịp thời để có biện pháp xử lý, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Kết quả là 5 năm qua, số lượng và chất lượng của lực lượng lao động nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân của NLĐ dần cải thiện, tăng bình quân 9,01%/năm...
Về thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại các kết luận Hội nghị, đồng chí Mai Tiến Dũng cho biết:Từ đầu nhiệm kì 2016-2020, 9 Bộ, ngành đã phối hợp với Tổng Liên đoàn đã hoàn thành 32/39 nhiệm vụ được Thủ tướng giao, theo thông báo tại 4 Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác phối hợp giữa Tổng LĐLĐVN với Chính phủ từng năm… Công tác phối hợp giải quyết, chăm lo cho CNVCLĐ đã động viên đoàn viên, NLĐ hăng hái thi đua lao động sản xuất, nâng cao năng suất, phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật góp sức cùng cả nước cơ bản hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra…
Xem xét, từ năm 2022, việc tăng lương tối thiểu bắt đầu từ 1/7hàng năm
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, đồng chí Nguyễn Đình Khang, uỷ viên Trung ương Đảng đề nghị trong nhiệm kì tới, Chính phủ tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện các kết luận của Thủ tướng tại các lần làm việc và gặp gỡ công nhân lao động hằng năm. Phối hợp trong xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn năm 2012 và các nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động 2019. Các bộ, ngành trung ương, địa phương phối hợp với Tổng Liên đoàn cùng chăm lo đoàn viên, người lao động, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, tổ chức Tết Sum vầy hàng năm.Cùng với đó, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động, chính sách đối với người lao động, nhất là về tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, chất lượng bữa ăn ca.Phối hợp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”; Tuyên truyền để đoàn viên, người lao động hiểu, nắm rõ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tập trung khôi phục sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; Tổ chức các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động và phong trào thi đua do Tổng Liên đoàn khởi xướng, trong đó ưu tiên thực hiện đợt thi đua cao điểm “Vượt thách thức, đón thời cơ - thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả công tác” và đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Phối hợp triển khai thực hiện Chương trình “Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”.
Để triển khai các nội dung phối hợp, đặc biệt là thực hiện chủ đề của Hội nghị, Tổng Liên đoàn đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố:Tiếp tục có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid - 19, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhằm tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Trong thu hút đầu tư, đề nghị các bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, có trách nhiệm xã hội, có ý thức chấp hành pháp luật.Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, bộ ngành liên quan phối hợp triển khai các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề xây dựng nhà ở và các thiết chế cho công nhân lao động.
Về tiền lương của CNLĐ, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia, làm cơ sở để các bên thương lượng, đề xuất tiền lương tối thiểu vùng hằng năm khách quan, công bằng. Trước mắt, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Hội đồng Tiền lương quốc gia họp vào quý II/2021 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội làm căn cứ thương lượng, thống nhất và trình khuyến nghị tới Chính phủ xem xét, quyết định tiền lương tối thiểu vùng năm 2021.Xem xét, sửa quy định, để từ năm 2022, việc tăng lương tối thiểu bắt đầu từ 1/7 hàng năm. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động, chính sách đối với người lao động, nhất là vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội.
Tổng LĐLĐVN đề nghị có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động khi áp dụng công nghệ mới.Chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động; đảm bảo an ninh, an toàn nơi ở, nơi làm việc cho công nhân.
Tổng LĐLĐVN cũng đề nghị Thủ tướng Chính ban hành Chỉ thị về “Bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động”.
“Chúng ta cùng bắt tay nhau chăm lo cho đời sống giai cấp công nhân ngày một tốt hơn”
Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: Năm 2020 thiên tai, dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân nói chung và CNLĐ nói riêng nhưng chúng ta đã giải quyết khá tốt bài toán an sinh xã hội, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp…Thủ tướng đánh giá cao sự chủ động của các cấp chính quyền, các bộ, ngành, tổ chức công đoàn đã phối hợp để giải quyết các vấn đề việc làm, đời sống cho người lao động. Sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng Liên đoàn Lao động và Chính phủ trong 5 năm qua đã tạo động lực, nền tảng quan trọng qua đó thực hiện tốt chế độ, quyền lợi cho đoàn viên, người lao động...
Trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành và tổ chức Công đoàn tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 20 (khóa X) về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với việc cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng sắp tới về các nội dung liên quan đến xây dựng và phát triển giai cấp công nhân…Phát triển thị trường lao động, hướng tới việc làm bền vững. Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước trí thức hóa công nhân...
Nhắn gửi “Chúng ta cùng bắt tay nhau chăm lo cho đời sống giai cấp công nhân ngày một tốt hơn”- Thủ tướng yêu cầu: Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, tiếp tục tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ các chủ trương, chính sách, pháp luật và các giải pháp cụ thể để đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động, giảm bớt nỗi vất vả, nhọc nhằn của người công nhân. Các bộ, ngành và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với các cấp công đoàn và người sử dụng lao động quy hoạch đất đai, xây dựng nhà ở, trường học và các thiết chế phục vụ công nhân. Đây là nhiệm vụ cần được ưu tiên đặc biệt trong 5 năm tới. Các địa phương phải dành nguồn ngân sách thỏa đáng chăm lo, hỗ trợ công nhân lao động - những người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, góp phần mình làm giàu cho các địa phương.
Thủ tướng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp công đoàn tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; chủ động hơn nữa trong công tác phối hợp; làm tốt công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động, nhất là việc đề xuất ban hành, sửa đổi chính sách, pháp luật và tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi chính sách; gắn bó mật thiết, thường xuyên lắng nghe ý kiến công nhân lao động để phản ánh với Đảng, Chính phủ; tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục để nâng cao nhận thức, bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm của công nhân lao động.
“Tôi kêu gọi toàn thể công nhân cả nước phát huy truyền thống giai cấp công nhân Việt Nam, vượt mọi khó khăn, không ngừng học tập, nâng cao trình độ, lao động sáng tạo, đóng góp cho sự lớn mạnh của từng doanh nghiệp, vì hạnh phúc của chính mình, gia đình mình và sự phồn vinh của đất nước, cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nỗ lực phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tôi kỳ vọng, người công nhân thời kỳ mới của nước ta phải là những người có tri thức, kỹ năng, bản lĩnh, giác ngộ giai cấp, tự tôn dân tộc, lao động sáng tạo, nắm chắc kinh tế số, tác phong công nghiệp, có việc làm bền vững và mức sống ngày càng cao”- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
ĐẶNG LỢI

Tin cùng chuyên mục