Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ bảy, 18/01/2025 | 06:39

Công tác nữ công

Nghỉ thai sản theo Quy định mới

14/01/2013

Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/06/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2013 với những quy định mới. Một trong những quy định mới là về thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ.

Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/06/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2013 với những quy định mới. Một trong những quy định mới là về thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ.

Theo đó, “Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng” (Khoản 1, Điều 157, Chương X). Tính đến ngày 1/5/2013, nếu lao động nữ vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con thì thời gian nghỉ thai sản được tính theo Luật mới.

Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng (Luật hiện hành là 02 tháng). Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

So với luật hiện hành, điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định riêng đối với lao động nữ tại Chương X, 8 điều, từ Điều 157 đến 164 (luật hiện hành 10 điều) là đưa ra các quy định nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác. Trong đó điểm sửa đổi lớn nhất là việc nâng thời gian nghỉ thai sản từ 4 lên 6 tháng và không quy định theo điều kiện lao động, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh như Luật hiện hành.

Dự kiến, Chính phủ sẽ ban hành 20 Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động (sửa đổi) năm 2012.

BNC

Tin cùng chuyên mục