Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025 | 10:07

Trao đổi kinh nghiệm

Công đoàn với việc giám sát và phản biện xã hội (kỳ 2)

09/01/2018

Theo Hướng dẫn số 726/HD-TLĐ ngày 02/6/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN về việc “Công đoàn thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị”, việc giám sát của tổ chức công đoàn có thể được tiến hành dưới những hình thức sau:

Theo Hướng dẫn số 726/HD-TLĐ ngày 02/6/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN về việc “Công đoàn thực hiện giám sát và phản biện xã hộitheo Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị”, việc giám sátcủa tổ chức công đoàn có thể được tiến hành dưới những hình thức sau: 

1. Tổ chức đoàn giám sát đến gặp trực tiếp đối tượng giám sát, yêu cầu cung cấp thông tin, tư liệu làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nội dung giám sát: Văn bản chỉ đạo, báo cáo kiểm tra, báo cáo thực hiện kết luận kiểm tra, thanh tra và các tài liệu khác liên quan đến nội dung giám sát; trao đổi, phỏng vấn trực tiếp làm rõ nội dung cần quan tâm.

2. Tổ chức đối thoại giữa đại diện tổ chức công đoàn với đối tượng bị giám sát về nội dung người lao động (NLĐ) đang quan tâm, cần làm rõ trả lời nhằm ổn định tư tưởng công chức, viên chức, NLĐ, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội đất nước,...

3. Tổ chức lấy ý kiến NLĐ về nội dung giám sát qua gửi phiếu khảo sát hoặc góp ý kiến qua hòm thư góp ý, hoặc bằng phương thức khác phù hợp.

4. Tiếp thu ý kiến, kiến nghị phản ánh trực tiếp của đoàn viên công đoàn, NLĐ về nội dung giám sát đối với đối tượng giám sát.

5. Thông qua kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, báo cáo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước.

6. Tổng hợp, nghiên cứu nội dung và kết quả giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân, đoàn viên, NLĐ về nội dung giám sát.

7. Tham gia đoàn giám sát của cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đồng cấp về nội dung giám sát liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của NLĐ.

* Cũng theo nội dung Hướng dẫn nêu trên, các hình thức phản biện xã hội mà tổ chức công đoàn các cấp có thể áp dụng, gồm:

Một là,tổ chức hội thảo khoa học:Lấy ý kiến của các cán bộ công đoàn, các nhà khoa học và đại diện đối tượng bị tác động trực tiếp của nội dung phản biện. Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các ý kiến tham gia xây dựng văn bản tham gia vào nội dung phản biện.

Hai là, tổ chức lấy ý kiến góp ý của công đoàn cấp dưới: Thông qua việc gửi lấy ý kiến nội dung cần phản biện tới công đoàn có nhiều NLĐ bị điều chỉnh bởi nội dung liên quan. Tổng hợp ý kiến tham gia của công đoàn cấp dưới, nghiên cứu xây dựng văn bản phản biện gửi đến cơ quan soạn thảo.

Ba là,tổ chức đối thoại với cơ quan soạn thảo về nội dung phản biện:Khi cần làm rõ mục đích, tư tưởng chỉ đạo xây dựng nội dung văn bản, cơ sở xây dựng dự thảo nội dung văn bản có liên quan.

Bốn là, áp dụng phương pháp chuyên gia: Sử dụng đội ngũ cán bộ, chuyên gia tại cơ quan công đoàn để nghiên cứu, xây dựng văn bản phản biện đối với những nội dung/vấn đề liên quan,...

 

Nguyễn Thái

Tin cùng chuyên mục