Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025 | 09:04

Kiến thức đời sống

Hình tượng “Gà” trong đời sống văn hóa Việt Nam

20/01/2017

Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế như thịt, trứng, Gà còn sở hữu cả một lịch sử hoành tráng từ xa xưa, gắn liền với cả tôn giáo, tín ngưỡng…

Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế như thịt, trứng, Gà còn sở hữu cả một lịch sử hoành tráng từ xa xưa, gắn liền với cả tôn giáo, tín ngưỡng…



Gà gắn liền với nền văn hóa nông nghiệp của Việt Nam từ xa xưa. Đây là giống động vật đã sớm được thuần hóa và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống con người hiện nay. Không chỉ mang ý nghĩa về kinh tế, Gà còn được biết đến trong các câu chuyện truyền thuyết, cổ tích. Có thể lấy ngay truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, Gà đã là một trong những món lễ vật thách cưới “Gà chín cựa” của Vua Hùng. Ngày nay, trong mâm cúng tổ tiên, món Gà luôn nhất định phải có, dân gian ta tâm niệm rằng, Gà là cầu nối giữa họ với tổ tiên, thần linh.



Đặc biệt, Gà còn là 1 trong 12 biểu tượng con Giáp của nền văn hóa Phương Đông nói riêng, của Việt Nam nói chung. Hình ảnh chú Gà trống oai phong lẫm liệt đã được dân gian gắn với 5 đức tính mà một đấng quân tử cần phải có: Văn – Võ – Dũng – Nhân – Tín.



Trong văn hoá Việt Nam, dòng tranh Đông Hồ cũng dùng hình ảnh của những chú gà cục tác bên lá chanh, đem lại cho người xem những nét chấm phá về một làng quê Việt Nam an bình, với những triết lý sống nhân bản, thiên nhiên. Cũng trong văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh con gà còn sở hữu một vị trí quan trọng, với tục thờ Mẫu, Thánh, Ngũ Phủ công đồng, ở những nơi này biểu tượng con gà được đứng ở vị trí trang trọng trước điện thờ tiên thánh.

Tóm lại, dù là với vai trò nào đi nữa, hình ảnh Gà đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam.

Sưu tầm

Tin cùng chuyên mục