Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025 | 09:57

Hỏi - Đáp

Một số nội dung cơ bản của Bảo hiểm thất nghiệp (kỳ 2)

03/01/2017

Câu hỏi: Pháp luật quy định thế nào về tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; các chế độ bảo hiểm thất nghiệp; cách tính hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Câu hỏi: Pháp luật quy định thế nào về tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; các chế độ bảo hiểm thất nghiệp; cách tính hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Trả lời:

- Theo Điều 58Luật Việc làm (Luật số 38/2013/QH13), tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

2. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

- Tại Điều 42 Luật Việc làm, các chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

1. Trợ cấp thất nghiệp.

2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

3. Hỗ trợ Học nghề.

4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

- Theo Điều 50Luật Việc làm, thìmức hưởng, thời gian hưởng, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định cụ thể như sau:

1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ Luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này(*)./.

------------

(*) Điều 46 của Luật Việc làm, quy định vềHưởng trợ cấp thất nghiệp”;

(**) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề (xem các Điều 47, 48… Luật Việc làm);

(***) Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề (xem các Điều 54, 55, 56… Luật Việc làm).  

 

Nguyễn Thái - CĐNHVN