Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ bảy, 18/01/2025 | 02:47

Tổ chức - Đoàn viên công đoàn

Tổng quan về Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)

15/07/2016

Ngày 05/10/2015, tại thành phố Atlanta (Hoa Kỳ) Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Hiệp định TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong những năm đầu của thế kỷ XXI.

Ngày 05/10/2015, tại thành phố Atlanta (Hoa Kỳ) Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Hiệp định TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong những năm đầu của thế kỷ XXI.

1. TPP là gì

- TPP là cụm từ viết tắt của Trans - Pacific Strategic Economic Parnership Agreement, là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, hay, Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương.

- TPP là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng (bao gồm cả các vấn đề thương mại và phi thương mại), và mức độ cam kết rất cao (được đánh giá là FTA có mức độ cam kết cao nhất từ trước tới nay của Việt Nam). Khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, Hiệp định TPP sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất từ trước đến nay, với 800 triệu dân, Tổng GDP tới 28.000 tỷ USD, chiếm 40% GDP và khoảng 30% tổng thương mại toàn cầu.

- Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên, thiết lập những tiêu chuẩn cao nhằm tăng cường thương mại và đầu tư, thúc đẩy sáng kiến, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm. Ngoài ra, TPP còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này như sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm hay an toàn lao động… TPP sẽ đặt ra được các luật lệ quốc tế như chính sách đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát các công ty nhà nước, chất lượng sản phẩm và lao động… Nói một cách khác, các điều luật của các quốc gia thành viên sẽ phải tuân theo định hướng của TPP.

2. Những nước tham gia TPP

12 thành viên của TPP bao gồm: Australia (Úc), Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, United States (Hoa Kỳ), Việt Nam và Japan (Nhật Bản).

- Hiệp định TPP có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (còn gọi là P4), được ký kết ngày 03/6/2005, có hiệu lực từ ngày 28/5/2006 giữa 04 nước Singapore, Chile, New Zealand và Brunei.

- Năm 2007, các nưc thành viên P4 quyết đnmở rng phạm vi đàm phán ca Hiệp định này ra các vấn đdịch vụ tài chính và đtư; tiến hành trao đi với Hoa Kvề khnăng nưc này tham gia vào đàm phán mở rng ca P4. Tháng 09/2008, Hoa Kỳ thông báo quyết định tham gia đàm phán P4 mở rộng và chính thức tham gia một số cuộthảo luận về mở ca thị trưng dịch vụ tài chính vi các c P4.

- Tiếp theo đó, tháng 11 năm 2008, Úc và Peru cũng tuyên bố tham gia TPP.

- Đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia Hiệp định TPP với tư cách thành viên liên kết. Tháng 11 năm 2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP với tư cách này, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán TPP. Trước đó, tháng 10 năm 2010, Malaysia cũng chính thức tham gia vào TPP, nâng tổng số nước tham gia đàm phán lên thành 9 nước.

- Canada, Mexico tham gia năm 2012.

- Nhật Bản tham gia năm 2013.

12 nước thành viên TPP

3. Quá trình đàm phán và thực hiện TPP

- Quá trình đàm phán TPP được khởi động bằng vòng đàm phán đầu tiên tại Melbourn - Úc vào tháng 3/2010.

- Qua 19 vòng đàm phán chính thức, 04 phiên họp cấp Bộ trưởng Thương mại và hàng chục vòng đàm phán không chính thức cấp kỹ thuật hoặc cấp Trưởng đoàn đàm phán, việc đàm phán TPP đã hoàn tất vào tháng 10/2015 và chỉ sau đó 1 tháng, toàn văn hiệp định đã được công bố. 

- Ngày 04 tháng 02 năm 2016, Bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước tham gia TPP đã tham dự Lễ ký kết để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, New Zealand.

- Sau khi ký chính thức, các nước sẽ có thời gian 2 năm để thực hiện các quy trình nội bộ, hoàn tất thủ tục phê chuẩn tại Quốc hội để TPP có hiệu lực. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng bằng văn bản về việc các Bên đã hoàn thành thủ tục pháp lý nội bộ.

Nếu việc tất cả các thành viên thông qua không được thực hiện trong vòng 2 năm kể từ ngày ký Hiệp định, thì Hiệp định sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi hết thời hạn 2 năm đó, nếu có ít nhất 6 nước thành viên có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chiếm tối thiểu 85% tổng GDP của tất cả 12 nước, phê chuẩn.

- Dự kiến TPP sẽ có hiệu lực từ năm 2018.

3. Nội dung cơ bản của TPP

Hiệp định TPP bao gồm 30 chương, điều chỉnh thương mại và các vấn đề liên quan tới thương mại, bắt đầu từ thương mại hàng hóa và tiếp tục với hải quan và thuận lợi hóa thương mại; vệ sinh kiểm dịch động thực vật; hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; quy định về phòng vệ thương mại; đầu tư; dịch vụ; thương mại điện tử; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường; các chương về “các vấn đề xuyên suốt” nhằm bảo đảm Hiệp định TPP đạt được tiềm năng của mình về phát triển, tính cạnh tranh và tính bao hàm; giải quyết tranh chấp; ngoại lệ và các điều khoản về thể chế.

30 chương của Hiệp định TPP gồm:

1. Quy định chung và các định nghĩa

2. Thương mại hàng hóa

3. Dệt may

4. Quy tắc xuất xứ

5. Hải quan và thúc đẩy thương mại

6. Các biện pháp vệ sinh dịch tễ

7. Rào cản kỹ thuật trong thương mại

8. Biện pháp phòng vệ thương mại

9. Đầu tư

10. Thương mại dịch vụ xuyên biên giới

11. Dịch vụ tài chính

12. Tạm nhập cảnh cho doanh nhân

13. Viễn thông

14. Thương mại điện tử

15. Mua sắm công

16. Chính sách cạnh tranh

17. Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp độc quyền được chỉ định.

18. Sở hữu trí tuệ

19. Lao động

20. Môi trường

21. Hợp tác và phát triển năng lực

22. Năng lực cạnh tranh và hỗ trợ kinh doanh

23. Phát triển

24. Doanh nghiệp vừa và nhỏ

25. Sự đồng bộ trong quy định

26. Minh bạch và chống tham nhũng

27. Quy định về hành chính và thể chế

28. Giải quyết tranh chấp

29. Các vấn đề ngoại lệ

30. Điều khoản thi hành

 

PL - BTG

Tin cùng chuyên mục