Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025 | 10:06

Sổ tay cán bộ công đoàn

Một số điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

19/01/2016

Luật Bảo hiểm xã hội (Luật số 58/2014/QH13) được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014 (thay cho Luật số 71/2006/QH11) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 (trừ quy định tại điểm b, khoản 1 và khoản 2 - Điều 2 của Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018).

Luật Bảo hiểm xã hội (Luật số 58/2014/QH13) được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014 (thay cho Luật số 71/2006/QH11) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 (trừ quy định tại điểm b, khoản 1 và khoản 2 - Điều 2 của Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018).

Xin giới thiệu nội dung Điều 2 – Luật BHXH năm 2014 và một số điểm mới của Luật BHXH đến đoàn viên, lao động:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng (Luật BHXH năm 2014)

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ”.

Tuy nhiên, một số điểm mới cần lưu ý trong Luật BHXH 2014 là:

* Thứ nhất, thay đổi trong cách xác định lương hưu:

Từ 01/01/2016, người tham gia BHXH thuộc cơ quan Nhà nước tính lương bình quân 15 năm cuối để tính hưởng lương hưu (thay vì 5 năm cuối như quy định trước đây); còn đối với người tham gia BHXH làm việc trong các doanh nghiệp, căn cứ để tính lương hưu là bình quân của cả quá trình đóng BHXH.

* Thứ hai, người lao động phải đóng thêm 5 năm BHXH mới được hưởng lương hưu mức tối đa 75%

- Theo quy định của Luật BHXH mới, từ 01/01/2018, lao động nữ đóng 15 năm BHXH được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; từ năm thứ 16 trở đi thì được cộng thêm 2% mỗi năm. Và để được hưởng lương hưu mức tối đa 75% thì lao động nữ phải đủ 30 năm đóng BHXH (thay vì 25 năm như hiện nay).

- Theo quy định trước đây, lao động nam đóng 15 năm BHXH được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Từ 01/01/2018, để được hưởng mức trên thì phải đóng đủ 16 năm, tăng dần tới năm 2022 thì phải tham gia đóng BHXH 20 năm được hưởng lương hưu mức 45%. Và để được hưởng lương hưu mức tối đa 75% thì lao động nam phải đủ 35 năm đóng BHXH (thay vì 30 năm như hiện nay).  

Như vậy, từ 01/01/2018 trở đi, người lao động (cả nữ và nam), muốn được hưởng lương hưu mức tối đa 75% thì phải đóng BHXH thêm 5 năm. Ngược lại, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì bị trừ đi tương ứng 2%.

Nguyễn Thái - CĐNHVN

 

 

Tin cùng chuyên mục