Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ sáu, 17/01/2025 | 14:13

Tin TLĐ

Tọa đàm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho người lao động trong lĩnh vực dịch vụ giải trí

02/12/2015

Sáng 01/12/2015, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) phối hợp với Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức Tọa đàm về giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho người lao động trong lĩnh vực dịch vụ giải trí với sự chủ trì của đ/c Nguyễn Văn Ngàng - Phó Chủ tịch TLĐLĐVN và đ/c Chang Hee Lee - Giám đốc ILO tại Hà Nội.

Sáng 01/12/2015, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) phối hợp với Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức Tọa đàm về giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho người lao động trong lĩnh vực dịch vụ giải trí với sự chủ trì của đ/c Nguyễn Văn  Ngàng - Phó Chủ tịch TLĐLĐVN và đ/c Chang Hee Lee - Giám đốc ILO tại Hà Nội. 


Tham dự Tọa đàm có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ LĐTBXH, Văn phòng Quốc hội và gần 30 cán bộ công đoàn từ 16 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, các Ban của TLĐ, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và một số tổ chức phi chính phủ khác. Đặc biệt còn có 10 thành viên các nhóm cộng đồng (nhóm đồng đẳng) tại Hà Nội, những người đang từng ngày, từng giờ phải đối phó với nguy cơ cao bị nhiễm HIV.

Hiện nay, ở Việt Nam, dịch HIV/AIDS đã xảy ra ở tất cả tỉnh, thành phố. Theo số liệu báo cáo về dịch HIV/AIDS ở Việt Nam, tính đến tháng 9/2015, ở Việt Nam hiện có hơn 220 nghìn trường hợp nhiễm HIV, trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là hơn 83.500 người, hơn 86.200 trường hợp tử vong do AIDS.

Nguyễn Thị Thủy, thành viên của nhóm đồng đẳng “”Nơi Bình yên” chia sẻ: Nhóm đầu tiên ra đời năm 2008 tại Hà Nội. Nhóm được hình thành do những người đă và đang làm việc trong lĩnh vực giải trí và (hoặc) có tham gia lao động tình dục, muốn gặp gỡ, chia sẻ, hỗ trợ nhau trong công việc và cuộc sống. Sau khi nhiều nhóm khác thành lập, bắt đầu từ tháng 12/2012, các nhóm liên kết hoạt động với nhau, tạo thành mạng lưới. Khởi đầu có 11 nhóm thành viên trên 6 tỉnh thành, đến nay có 32 nhóm trên 22 tỉnh thành. Hoạt động của nhóm thành viên trong mạng lưới VNSW trong việc giảm lây nhiễm HIV bao gồm: Tiếp cận và cung cấp kiến thức dự phòng HIV và bệnh lây truyền qua đường tình dục; Tổ chức các buổi truyền thông nâng cao hiểu biết cho anh, chị em: sức khỏe, luật pháp, kỹ năng sống;  Giới thiệu, và chuyển gửi người có nhu cầu tới các dịch vụ y tế theo yêu cầu, và các dịch vụ hỗ trợ  của nhà nước; Tổ chức sự kiện giảm kỳ thị; Hỗ trợ vay vốn tạo thu nhập...  

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu nhận định: Hiện nay, những người đang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ giải trí ở Việt Nam đang gặp phải rất nhiều khó khăn liên quan đến điều kiện làm việc và nguy cơ cao lây nhiễm một số bệnh nguy hiểm, trong đó có HIV/AIDS. Vì vậy, việc cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động trong lĩnh vực này là điều cần thiết.

Theo đ/c Lê Thị Hà, Phó Cục trưởng Cục phòng chống tệ nạn xă hội, Bộ Lao động Thương binh và Xă hội: Lao động giải trí có rủi ro với HIV là những người làm trong các dịch vụ giải trí nhạy cảm, nơi mại dâm có thể xảy ra. Họ có thể tham gia dịch vụ mại dâm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tài chính khó khăn, khách hàng có nhu cầu và tiếp cận… Hiện nay tổng số các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhay cảm là 160  nghìn cơ sở, với số nhân viên nữ dưới 35 tuổi là hơn 69 nghìn người. “Chúng ta biết mại dâm và tình dục không an toàn đang là nguy cơ lây nhiễm HIV sau nghiện ma túy. Đặc biệt tại các tỉnh thành phố. Nếu kiểm soát thành công sự lây nhiễm HIV trong nhóm người bán dâm thì sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho họ mà cho cả cộng đồng xă hội. Các loại can thiệp để giảm tác hại là cung cấp gói dự phòng và chăm sóc HIV, chăm sóc sức khỏe sinh sản, hỗ trợ pháp lý và xă hội, tạo thu nhập. đông thời là truyền thông thay đổi hành vi, tuyên truyền đẩy mạnh và hỗ trợ sử dụng bao cao su”.

Đ/c Nguyễn Văn Đông, Trưởng ban Tuyên giáo TLĐLĐVN cho biết: Tổ chức công đoàn cũng đă có nhiều hoạt động trong việc phòng chống lây nhiễm HIV và thúc đẩy môi trường an toàn, sức khỏe cho người lao động nói chung và trong lĩnh vực giải trí nói riêng. Ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các tệ nạn xă hội khác trong công nhân, viên chức lao động; tập huấn cho đội ngũ cán bộ các cấp công tác phòng, chống HIV/AIDS, tội phạm, tệ nạn xă hội; tổ chức các lớp truyền thông về năng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS tại các khu công nghiệp trong cả nước cho công nhân lao động. Biên soạn, in ấn và phát hành các mẫu tờ gấp và các loại tài liệu tuyên truyền phòng chống AIDS để cấp phát cho công nhân lao động.

Đ/c Nguyễn Văn Ngàng - Phó Chủ tịch TLĐLĐVN nhấn mạnh: “Qua đây, chúng tôi mong muốn truyền thông đến cộng đồng việc cần thiết phải đẩy mạnh việc hỗ trợ lao động đang làm việc trong lĩnh vực giải trí có thêm những giải pháp nhằm chủ động trong việc phòng, chống HIV/AIDS, căn bệnh thế kỷ có thể xâm nhập vào họ bất cứ lúc nào. Qua hoạt động hôm nay, chúng tôi cũng khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn, của ILO trong việc chủ động hỗ trợ, giúp đỡ những đối tượng lao động trong lĩnh vực giải trí có thêm kỹ năng phòng, chống HIV/AIDS thực sự hiệu quả”.

Buổi Tọa đàm này là một trong số những hoạt động của TLĐLĐVN hưởng ứng ngày thế giới pḥng chống AIDS (1/12), đồng thời là hoạt động hướng về đối tượng đang có nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS của tổ chức Công đoàn Việt Nam. 

 

Theo Congdoanvn.org.vn

Tin cùng chuyên mục