Công đoàn Ngân Hàng Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025 | 09:58

Sổ tay cán bộ công đoàn

Thẩm quyền và trách nhiệm tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của Công đoàn các cấp

03/08/2015

Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo năm 2011 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 11/11/2011 (Luật số 02/2011/QH13 và Luật số 03/2011/QH13).

Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo năm 2011 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 11/11/2011 (Luật số 02/2011/QH13 và Luật số 03/2011/QH13).

Hai văn bản Luật trên đã chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2012. Theo đó, ngày 03/10/2012 Chính phủ đã có các Nghị định số 75/2012/NĐ-CP “Quy định chi tiết một số Điều của Luật Khiếu nại”, số 76/2012/NĐ-CP “Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Tố cáo” và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN đã có Quyết định số 254/QĐ-TLĐ ngày 05/3/2014 “Về việc ban hành Quy định về Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo”.

Để cán bộ công đoàn, đoàn viên, lao động ngành Ngân hàng hiểu thêm về Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và thẩm quyền của tổ chức Công đoàn trong việc giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, Công đoàn NHVN xin giới thiệu một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 2 – Luật Khiếu nại năm 2011, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoạt cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặt hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Và theo quy định tại Điều 2 – Luật Tố cáo năm 2011, tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật Tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Thứ hai, theo quy định tại Điều 66 – Luật Khiếu nại năm 2011: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận (trong đó có Tổng Liên đoàn LĐVN) có trách nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại; động viên nhân dân nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về khiếu nại; tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại; khi nhận được khiếu nại thì nghiên cứu, hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,…

Tương tự, tại Điều 44 – Luật Tố cáo năm 2011 quy định: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận động viên nhân dân, hội viên của mình nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về tố cáo; giám sát việc thi hành pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân đến tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; khi nhận được tố cáo thì nghiên cứu, chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết tố cáo,…

Thứ ba, theo Quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TLĐ ngày 05/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN (tại Điều 3), thẩm quyền giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của Công đoàn các cấp, là:

1.    Ban Chấp hành Công đoàn.

2.    Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Ban Thường vụ Công đoàn các cấp.

3.    Ủy ban Kiểm tra Công đoàn các cấp (theo sự ủy quyền của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ).

4.    Thủ trưởng các đơn vị hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp trong hệ thống Công đoàn.

Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm,… của tổ chức Công đoàn các cấp, một số điểm chúng ta cần lưu ý khi thực hiện là:

1.    Nội dung khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Công đoàn được quy định chi tiết tại các Điều 5, Điều 6 và các điều khoản có liên quan khác của Quy định nêu trên. Nội dung, trình tự, thẩm quyền Công đoàn tham gia giải quyết khiếu nại được quy định chi tiết tại các Điều 13, Điều 14 và Điều 15 của Quy định nêu trên.

2.    Nội dung, thẩm quyền giải quyết tố cáo của Công đoàn được quy định chi tiết tại Điều 16 Quy định nêu trên. Và trách nhiệm của Công đoàn các cấp tham gia giải quyết tố cáo được quy định chi tiết tại Điều 19 và các điều khoản có liên quan khác của Quy định nêu trên.

Chi tiết QĐ số 254/QĐ-TLĐ có thể tham khảo tại đây

 

Nguyễn Thị Thái – Phó Chủ nhiệm UBKT 

Tin cùng chuyên mục